Dưới đây là 7 cách giúp tránh say rượu, đặc biệt trong dịp sát tết.
Không uống rượu khi đói

Uống rượu khi đói khiến rượu đi đi thẳng xuống ruột non gây tình trạng say nhanh hơn. Thức ăn giúp rượu được giữ trong dạ dày lâu hơn.
Ăn trái cây
Các loại trái cây này chứa nhiều cellulose, có tác dụng giảm tốc độ hấp thụ của rượu trong ruột và giảm đau đầu. Một số loại trái cây hay nước ép phù hợp để tránh say như cam, quýt, bưởi...
Uống mật ong

Uống một cốc nước + mật ong khi có dấu hiệu say có thể làm giảm các triệu chứng đau đầu và chóng mặt. Mật ong chứa nhiều fructose, có tác dụng phân hủy rượu nhanh chóng, giảm nôn.
Cung cấp vitamin nhóm B
Súp lơ, gan lợn, thịt gà, trứng, đậu trắng, dưa ruột vàng... chứa nhiều vitamin nhóm B.
Vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Ngoài ra, các vitamin nhóm B góp phần điều hòa tâm sinh lý, giải tỏa tâm trạng tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng.
Sử dụng giấm trắng và đường

Cho vào rượu một ít giấm trắng và đường trước khi uống, các chất này sẽ làm loãng nồng độ ethanol trong dạ dày và giảm cơn say ở một mức độ nhất định.
Uống chậm và tránh uống nhiều
Trung bình cơ thể cần khoảng một giờ để hấp thụ hết 30 ml đồ uống có ethanol. Nếu bạn uống nhanh, cơ thể mất khả năng chống lại sự thẩm thấu của chất cồn.
Bên cạnh đó, việc bạn không khéo léo và tỉnh táo rất dễ bị đối phương ép uống liên tục. Lượng cồn lớn ngấm vào cơ thể cùng một lúc làm bạn say nhanh hơn.
Biết rõ tửu lượng của mình
Tửu lượng của mỗi người khác nhau, tùy theo trọng lượng, tuổi tác, giới tính hay sức khỏe. Đối với người bình thường, ngưỡng an toàn khi uống bia (nồng độ cồn 4%) từ 300 đến 350 ml, rượu sâm banh (nồng độ cồn 11%) khoảng 150-200 ml và rượu màu có mùi (nồng độ cồn 17-20%) khoảng 50 ml.
TH
Đọc tin thể thao mới nhất, tin nhanh thể thao, tin tức thể thao, thể thao 24h cập nhật tại: THETHAOHCM.VN
- Từ khóa :
- giải rượu
- cách giải rượu
- tránh say rượu
- say rượu
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Video